Cơ chế bệnh sinh Nhồi_máu_cơ_tim

Động mạch vành tim.

Giải phẫu động mạch vành (ĐMV)

ĐMV cấp máu cho tim xuất phát từ động mạch chủ lên chia làm hai nhánh động mạch vành phải và động mạch vành trái.[16]

- ĐMV phải tách ra từ cung ĐMC ngay phía trên van ĐMC chui ra mặt trước tim qua khe giữa động mạch phổi và tiểu nhĩ phải rồi đi xuống vào mặt hoành vào rãnh gian thất sau và tận cùng ở đỉnh tim. Nó cấp máu cho nhĩ trái, phần lớn thất phải và thành dưới thất thất trái, 1/3 vách liên thất, nút xoang và nút nhĩ thất. Khi tắc gây thiếu máu thành dưới.[17][19]

- ĐMV trái cũng tách ra từ cung ĐMC ngay phía trên van động mạch chủ, chui ra mặt trước tim qua khe giữa thân động mạch phổi và tiểu nhĩ trái. ĐMV trái chia làm hai nhánh: nhánh gian thất trước nối ĐMV phải cung cấp máu nuôi 2 thất và vách lên thất (khi tắc gây thiếu máu vùng trước mõm) và nhánh mũ đi xuống mặt hoành, cung cấp máu cho nhĩ trái, phần lớn thất trái, một phần thất phải, 2/3 trước vách liên thất (khi tắc gây thiếu máu thành dưới).[18][17][ 19]

Cơ chế bệnh sinh

Chủ yếu là do xơ vữa động mạch vành (90%)[15]. Mảng xơ vữa tiến triển dần gây hẹp lòng ĐMV và cuối cùng gây tắc hẳn. Bệnh cảnh là cơn đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKOD) với tần suất, cường độ và thời gian tăng dần dẫn tới NMCT. Mặt khác, mảng xơ vữa không vững có thể bị bong ra và huyết khối thành lập nhanh chóng gây nên hội chứng vành cấp, với bệnh cảnh ĐTNKOĐ mới xuất hiện có thể dẫn đến NMCT. Một số ít trường hợp NMCT do co thắt mạch vành.[1][6]

Số ít còn lại NMCT không do xơ vữa như tổn thương động mạch vành, bất thương động mạch vành bẩm sinh, chấn thương ngực, bệnh hồng cầu, tiểu cầu,..[20].

Sinh lý bệnh

Hoạt hóa thần kinh, hormone sau tổn thương cơ tim

Tổn thương cơ tim làm giảm cung lượng tim, dẫn tới hoạt hóa 3 hệ thống bù trừ: hệ giao cảm, Renin – Angiotensin, Arginine Vasopressin gây co mạch giữ muối, nước hậu quả làm tăng tiền tải và hậu tải, gây giảm chức ăn cơ tim và sung huyết mạch máu.[ 1]

Tái cấu trúc thất trái sau nhồi máu cơ tim

Kết quả hoạt hóa hệ thống thần kinh, hormon gây tăng áp lực thất trái cuối tâm trương, làm gia tăng sức căng thành tim cuối tâm thu. Điều này dẫn đến hệ lụy: (1) vùng nhồi máu bị dãn ra và dần dần mỏng hơn, gây nguy cơ suy tim, túi phình hay vỡ tim; (2) vùng không nhồi máu sẽ phì đại để giảm bớt sức căng thành.

Tái cấu trúc thất trái giai đoạn đầu giúp cải thiện cung lượng tim, nhưng về lâu dài các buồng tim sẽ dãn, dẫn tới suy tim.[ 1]

Các biến cố dẫn tới tử vong

NMCT dẫn tới 3 hệ quả: rối loạn nhịp tim (có thể gây đột tử), tổn thương cơ tim, hoạt hóa thần kinh hormone (dẫn đến tái cấu trúc thất, về lâu dài sẽ dẫn tới suy tim và tử vong). [ 1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhồi_máu_cơ_tim http://www.heartfoundation.com.au/downloads/NHF_AC... http://www.diseasesdatabase.com/ddb8664.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic327.htm http://www.emedicine.com/med/topic1567.htm http://www.emedicine.com/ped/topic2520.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=410 http://www.medicinenet.com/coronary_artery_bypass_... http://chdrisk.uni-muenster.de/risk.php?iSprache=1... http://patient.info/doctor/acute-myocardial-infarc... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2...